Vải voan là một loại vải nhẹ, phổ biến và gắn liền với sự thanh lịch và sang trọng. Vẻ ngoài lung linh và hoàn hảo của vải voan đã được phát triển trong thời trang và thiết kế trong nhiều thế kỷ.
Vải voan là gì?
Vải voan là gì?
Vải voan là một quá trình dệt tạo ra một loại vải dệt nhẹ, trơn với độ bóng nhẹ. Loại vải này sau khu được dệt sẽ có những đường kẻ nhỏ điều này làm cho nó có vẻ hơi thô khi chạm vào.
Những vân gợn của vải này được tạo ra thông qua việc sử dụng sợi cách se sợi s và se sợi z của sợi nhiễu, được xoắn theo chiều ngược kim đồng hồ và theo chiều kim đồng hồ. Sợi nhiễu cũng được xoắn chặt hơn nhiều so với sợi tiêu chuẩn.
Sau đó các sợi được dệt trơn, các sợi dọc được đan xen kẻ với các sợi ngang. Nó có thể được dệt từ nhiều loại sợi khác nhau, cả sợi tổng hợp lẫn sợi tự nhiên chẳng hạn như lụa, tơ nhân tạo, nylon hoặc polyester.
Nguồn gốc của vải voan
Nguồn gốc của vải voan
Voan có nguồn gốc chiffe trong tiếng Pháp có nghĩa là vải hoặc giẻ. Các loại voan đầu tiên được làm 100% từ lụa. Vì voan chủ yếu từ lụa nên nó rất đắt tiền và được sử dụng trong thiết kế thời trang để khẳng định địa vị cao.
Vào năm 1938, đánh dấu sự ra đời của voan nylon và sau đó voan polyester cũng ra đời vào năm 1958. Với việc xuất hiện các loại voan được sản xuất từ sợi nhân tạo đã giúp cho loại vải này trở nên dễ tiếp cận hơn bao giờ hết, góp phần vào sự phổ biến của nó sau này.
Quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất vải voan
Vải voan sẽ được dệt với quy trình và có một vài điểm khác biệt phụ thuộc vào loại sợi được dùng để dệt nó. Chẳng hạn như việc sản xuất tơ, liên quan tới việc nhân giống tằm, làm mềm kén và quay sợi tơ. Ở khía cạnh khác, việc sản xuất các sợi tổng hợp được thực hiện hoàn toàn trong phòng thí nghiệm.
Ở giai đoạn này bất cứ bạn sử dụng loại sợi nào để dệt thì nó cũng sẽ tuân theo một quy trình nhất định và thống nhất. Các sợi được sử dụng để sản xuất loại vải này được se lại với nhau theo mẫu chữ S và chữ Z sau đó chúng được dệt với nhau bằng thủ công hoặc máy dệt công nghiệp.
Trong thực tế voan thường được dệt thủ công, nên quá trình dệt diễn ra rất chậm chạp và tốn rất nhiều công sức để tạo ra thành phẩm cuối cùng. Trong khi các máy đều tự động và có thể được sử dụng để dệt, nhưng các máy này cũng phải làm việc với tốc độ tương đối chậm để tránh gây ra bất kỳ thiệt hại nào cho hàng dệt thành phẩm.
Đặc điểm của vải voan
Đặc điểm của vải voan
Vải voan (giống như gossamer) là một loại vải mỏng, lung linh gần giống như giấy lụa.
- Mỏng: vải voan có vẻ ngoài trong suốt và khi được giữ dưới kính lúp nó giống như một tấm lưới.
- Cảm giác thô ráp: có một chút nhăn trong voan do các sợi được se sợi s và se sợi z xen kẽ nhau.
- Dễ dàng kéo giãn: voan có một cảm giác nhẹ như spandex do được dệt theo các hướng khác nhau. Lụa voan có độ co giãn hơn một chút so với voan polyester, vì lụa tự nhiên dễ uốn hơn.
- Bền: cả voan tổng hợp lẫn voan tự nhiên đều rất bền bởi các sợi được xoắn chặt với nhau với các sợi xoắn đặc biệt.
- Lấp lánh: voan có bề mặt lung linh. Lụa voan có độ lung linh nhất trong khi voan cotton thì mờ hơn.
Ưu nhược điểm
Ưu nhược điểm vải voan
Ưu điểm
Voan là một loại vải trang trí đẹp, có nhiều phẩm chất nổi bật phù hợp với thiết kế thời trang.
- Độ rủ tốt: voan có độ rủ rất đẹp, khiến nó được ưa chuộng để may các loại váy dạ hội. Nó cũng có một ít cấu trúc của riêng nó, điều này giúp cho nó có 1 chất riêng.
- Giữ màu tốt: lụa voan hiển thị màu sắc đẹp, đặc biệt là lụa tơ tằm vì sợi tơ hấp thụ rất nhiều thuốc nhuộm.
- Thoáng khí: vì voan được dệt với kiểu dệt trơn nên nó cũng mang đặc tính của kiểu dệt này là cực kỳ thoáng khí.
Nhược điểm
- Làm việc với nó gặp chút ít khó khăn: kết cấu trơn của voan làm cho nó trở nên khó khăn để thực hiện các công việc với nó. Khi may voan thợ may cần làm việc chậm rải. Khi sử dụng máy may, phải đảm bảo chất lượng của đầu kim phải tốt. Vì vải voan dễ bị bong sợi và bị kéo dãn. Kim đủ chất lượng giúp tránh điều đó trong quá trình may.
- Dễ bị bong sợi: mặc dù các sợi của voan rất chắc nhờ các vòng xoắn chặt, nhưng nó có thể dễ dàng bị tuột và bong sợi may.
- Mất hình dạng theo thời gian: lụa voan mất hình dạng và chảy xệ theo thời gian sử dụng. Voan được làm từ sợi tổng hợp như Nylon và Polyester có khả năng duy trì trạng thái tốt hơn voan được làm từ lụa.
- Yêu cầu khả năng bảo quản tốt: bạn cần biết cách bảo quản voan để tránh làm hỏng loại vải này.
Ứng dụng của vải voan
Vải voan dùng may áo ngủ
- Váy dạ hội: một trong ứng dụng phổ biến của voan là được dùng để may trang phục dạ hội và váy cưới, các loại váy thời trang cao cấp khác bởi vẻ đẹp bên ngoài và độ rủ rất tốt của nó.
- Khăn quàng cổ và khăn choàng: voan thường được sử dụng để làm các loại phụ kiện thời trang chẳng hạn như khăn quàng cổ để mặc chung với các loại váy và áo choàng khác.
- Áo cánh: voan nhẹ nên rất phổ biến cho áo cánh mùa hè và áo sơ mi.
- Nội y: bản chất trong suốt của voan làm cho nó phổ biến trong việc sử dụng làm đồ lót.
- Trang trí nhà cửa: voan thường được sử dụng trong trang trí nội thất như dùng để làm rèm cửa và bọc đồ nội thất. Vẻ lung linh của vải làm cho nó trở thành một lựa chọn trang trí, vì nó mỏng nên cho phép ánh nắng mặt trời có thể xuyên qua cửa sổ.
- Sarees và dupattas: đây là vải được sử dụng nhiều để sản xuất trang phục truyền thống của người Ấn Độ, nó thường được sử dụng nguyên liệu may sarees và dupattas. Voan giữ màu nhuộm tốt và độ rủ mịn màng của nó làm cho nó trở nên phổ biến cho những chiếc váy và khăn quàng cổ có màu sắc rực rỡ này.
Váy vải voan Ấn Độ
Ứng dụng vải voan
Vải voan trang trí nhà cửa
Cách bảo quản vải voan
Cách bảo quản vải voan
Chăm sóc voan phụ thuộc vào loại sợi mà nó được tạo ra. Dưới đây là một hướng dẫn chung về cách giặt đồ voan, cho dù nó được làm từ sợi tổng hợp hay sợi tự nhiên:
- Lụa voan cần được giặt khô.
- Voan có nguồn gốc tổng hợp như polyester và voan nylon có thể giặt bằng tay hoặc giặt trong máy giặt một cách dễ dàng.
- Sử dụng với lượng ít chất tẩy hoặc với chất tẩy có hàm lượng thấp.
- Giặt bằng nước lạnh và ngâm trọng 30 phút. Không để trong nước lâu hơn vì thuốc nhuộm bắt đầu phai.
- Không vắt. Vải voan rất dễ bị mất hình dạng.
- Không sử dụng kẹp vì chúng có thể để lại dấu trên vải.
- Đừng để tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì vải voan có thể bị phai màu.
Bài viết liên quan: