Vải Cotton hiện nay đang là sự ưa chuộng của tất cả mọi người với những ưu điểm rất thích hợp ở tại môi trường Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về loại vải có nhiều công dụng này thì bạn hãy cùng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Vải Cotton là gì? Nguồn gốc của vải Cotton
Vải Cotton là gì?
Vải cotton là gì
Vải Cotton là loại vải được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới. Vải có sự mềm mại, có độ co giãn tốt, thấm hút mồ hôi tốt, thoáng khí, và dễ dàng loại bỏ được các vết bẩn bám trên bề mặt vải. Vải được dệt từ chất hữu cơ hóa học và màu tự nhiên của nó là màu trắng hoặc hơi vàng.
Nguồn gốc vải Cotton
Nguyên liệu chính để dệt vải Cotton đó chính là sợi bao quanh hạt của cây bông, có hình dạng trông giống những quả cầu tuyết và khá là mịn khi hạt của cây bông đã trưởng thành.
Có 4 loại sợi bông chính: sợi bông Pima, sợi bông Egyptian, sợi bông Upland, sợi bông Organic.
Một trong những nơi sử dụng sợi bông để dệt may đầu tiên chính là Mehrgarh và Rakhigarhi ở Ấn Độ vào khoảng thời gian 5000 năm trước Công Nguyên và sau đó được lan rộng ra trên cả thế giới.
Với sự phát triển của công nghệ hiện nay thì nhiều nơi đã không còn giữ được sự tự nhiên của sợi bông nữa. Họ đã sử dụng những hóa chất tẩm vào sợi bông nhằm mục đích giảm đi sự mục, mốc và làm cho vải được bền hơn, thời gian sử dụng được lâu hơn. Vì thế, vải Cotton luôn được sử dụng phổ biến ở khắp mọi nơi.
Quy trình sản xuất vải Cotton
Xơ bông
Thu thập xơ bông
Thu thập xơ bông trong vòng 1 tháng và thường sẽ rơi vào tháng 11-12. Vì thời gian này là thời gian mà cây bông đã trưởng thành và tạo ra những sợi bông rất mềm mịn.
Sẽ có 3 đợt thu hoạch trong năm:
- Đợt 1: Thu hoạch những quả bông nằm ở dưới gốc cây mà đã nở.
- Đợt 2: Thu hoạch những quả bông nằm ở giữa thân cây (quá trình này thực hiện sau 2-15 ngày khi đã hoàn thành đợt 1).
- Đợt 3: Thu hoạch hết những quả bông nằm ở phần đầu ngọn cây. (quá trình này thực hiện sau 2-10 ngày khi đã hoàn thành đợt 2).
Làm sạch và khô xơ bông
Sau khi thu hoạch xơ bông, tiếp đến sẽ đưa tất cả số xơ bông vào máy làm sạch và làm khô để loại bỏ những bụi bẩn, thân cây,… và sáy khô các xơ bông.
Tinh chế xơ bông
Sau khi bông đã khô thì được đưa đến chiếc máy có những chiếc răng nhỏ, sắt nhọn để tách sợi ra khỏi hạt.
Quá trình này tạo ra những sợi bông mảnh mượt hơn để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.
Mặt dù xơ bông đã được làm sạch trước đó nhưng nó vẫn chưa sạch hoàn toàn mà sau khi tách sợi ra khỏi hạt thì sẽ được đưa vào nấu và lọc nhiều lần để loại bỏ đi các tạp chất và sáy khô một lần nữa, tạo ra những búi bông mềm hơn và bắt đầu cho quá trình kéo sợi.
Kéo sợi
Kéo sợi là quá trình cuối cùng trong quá trình sản xuất sợi.
Có 2 phương pháp phổ biến:
Phương pháp Rotor
- Chải bông: Các búi bông rối được chải thành từng búi bông nhỏ với các sợi nhỏ có độ dài bằng nhau và đặt song song nhau. Các sợi bông quá ngắn sẽ bị loại bỏ.
- Chuyển tới máy kéo sợi: Các búi bông sau khi chải sẽ được chuyển tới máy kéo sợi. Tại đây, bông sẽ được kéo thành sợi, tùy theo yêu cầu của sản xuất mà độ xoắn, độ dày, trọng lượng và mức độ đồng nhất của sợi bông sẽ được xác định. Các sợi bông sẽ đi ra từ lỗ nhả sợi của máy kéo sau đó được quấn vào suốt chỉ.
Phương pháp kéo sợi bằng hệ thống con quay
- Khuôn lôi sợi: Các sợi bông từ các nguồn khác nhau sẽ được kết hợp đồng nhất, sợi bông song song với nhau hơn và các búi bông sẽ mỏng hơn.
- Máy kéo sợi: Các búi bông sẽ được cho vào máy quay gia tốc với tốc độ cao, sau đó các sợi này được chuyển tới các con quay và cuối cùng được hoàn thành và chuyển tới suất chỉ.
Dệt vải
Quá trình dệt vải Cotton là đan dệt các sợi ngang và dọc với nhau tạo thành những mảnh vải có kích thước lớn.
Nhuộm vải
Vải Cotton sẽ được nhuộm bằng các loại thuốc nhuộm vải kết hợp với những chất hữu cơ khác giúp vải có thể dễ bắt màu và tạo nên sự bền bỉ hơn, lâu phai màu hơn.
Cách nhận biết loại vải Cotton
Nhận biết bằng giác quan
Nếu bạn tinh ý nhìn bằng mắt thường thì dễ dàng thấy vải Cotton rất dễ bị nhăn theo nếp. Khi chạm tay vào thì sẽ mang cảm giác rất mềm mịn và mát da.
Nhận biết bằng nhiệt học
Bạn có thể đem một mảnh vải nhỏ đốt lên và sau đó quan sát thử xem, nếu là lửa cháy màu hồng và có mùi như giấy cháy thì chính là vải Cotton.
Nhận biết bằng nhiệt học
Nhận biết bằng độ thấm nước
Với vải Cotton bạn chỉ cần nhỏ một giọt nước vào vải thì lập tức thấy sự thấm và lan rộng ra xung quanh rất nhanh.
Đặc điểm của vải Cotton
- Mềm mại
- Bền bỉ
- Khả năng thấm hút nhanh
- Giữ thuốc nhuộm tốt
- Thoáng khí
- Không dẫn điện
Ưu điểm và nhược điểm của vải Cotton
Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm của vải Cotton
- Kiểm soát độ ẩm: Vải Cotton thoáng khí và truyền hơi ẩm ra khoải cơ thể, có khả năng thấm hút và loại bỏ chất lỏng khỏi da. Vải Cotton đem đến sự duy trì thoải mái khi tập thể dục, giữ độ ẩm tích tụ giữa da và quần áo.
- Cách nhiệt: Bảo vệ khỏi nhiệt vào mùa hè và lạnh vào mùa đông bằng cách cung cấp cách nhiệt vì vải Cotton giữ không khí giữa các sợi vải.
- Không gây dị ứng: Vải Cotton hiếm khi gây ra phản ứng dị ứng và mặc Cotton thường được khuyên dùng cho những người bị dị ứng da. Vì Cotton không gây dị ứng và không gây kích ứng da, nên nó được sử dụng trong các sản phẩm y tế như băng và gạc, và là loại vải được lựa chọn khi nói đến quần áo trẻ em.
- Thời tiết: Vải Cotton có thể dễ dàng được sản xuất thành hàng may mặc chịu được thời tiết. Ví dụ, Cotton có thể được làm thành một loại vải chặt chẽ, dày đặc với lớp phủ chống thời tiết để làm quần áo chống chịu thời tiết, nhưng vải Cotton vẫn giữ được sự thoải mái và thoáng khí.
- Thoải mái: Quần áo vải Cotton mềm mại và dễ dàng co giãn, làm cho nó trở thành một loại vải thoải mái để mặc. Do sự mềm mại và thoải mái của vải nên thường được sử dụng trong đồ lót nam và nữ.
- Độ bền: Vải Cotton có độ bền kéo cao, làm cho vải bền và ít bị rách. Vải còn bền hơn 30% khi ướt, chịu được nhiều lần giặt trong nước.
Nhược điểm của vải Cotton
- Giá thành: Với những loại vải 100% là Cotton thì giá thành khá cao.
- Kém sự đàn hồi: Vì kém sự đàn hồi nên sau khi giặt xong thì những loại vải Cotton luôn bị nhăn lại.
- Dễ phai màu khi giặt: Vải Cotton là vải tự nhiên không màu nên cần phải nhuộm. Khi giặt bằng máy giặt quá nhiều thì rất dễ bị phai màu.
Ứng dụng vải Cotton
Ứng dụng trong đời sống
Sản xuất mặt hàng thời trang
Hiện nay, vải Cotton đang được ứng dụng rất nhiều và đặc biệt là trong ngành thời trang. Nhất là sản xuất quần áo thời trang. Các thương hiệu thời trang nổi tiếng đều đang sử dụng vải Cotton để làm nguyên liệu sản xuất.
Sản xuất chăn ga gối
Với những ưu điểm trên thì vải Cotton cũng được ứng dụng để sản xuất chăn ga gối, mang đến cho người sử dụng những giấc ngủ sâu và thoải mái nhất.
Phân loại vải Cotton
Cotton USA
Cotton USA
Là một trong những chất liệu dẫn đầu với cấu trúc sợi dai và dài vượt trội đem đến sự bền bỉ trên từng mảnh vải.
Khi ra đời vào năm 1989, Cotton USA trở thành nguyên liệu của 51.000 dòng sản phẩm và 3,8 tỷ sản phẩm may mặc khác nhau, phủ sóng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Chất liệu này thường được sử dụng để sản xuất đồ lót và vì nó đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe: an toàn với làn da non nớt của trẻ em, thoải mái khi ôm sát những vùng da nhạy cảm,…
Cotton Poly
Cotton Poly
Là một sợi tổng hợp và nó được tạo ra từ sự tổng hợp sợi bông Cotton nguyên chất cùng với các sợi tổng hợp khác.
Tỉ lệ pha trộn phổ biến nhất hiện nay phải kể đến 20% Cotton – 80% polyester, 25% Cotton – 75% polyester,…
Cấu trúc của sợi Cotton Poly rất mạnh nên khi tiếp xúc với các tác động của môi trường sống bên ngoài cũng không thể nào phá hoại đi được vải và phần nào giữ được độ bền bỉ của vải.
Vải Cotton poly có khả năng chống nhăn và chống nhàu cực tốt nên người dùng có thể giặt bằng tay hoặc bằng máy một cách dễ dàng mà không lo bị ảnh hưởng đến cấu trúc tự nhiên của sợi vải.
Cotton Sateen
Cotton Sateen
Là loại vải dệt áp dụng kỹ thuật dệt tạo ít sự đan kết giữa sợi ngang và sợi dọc (sateen weave). Sateen chỉ là một trong những cách dệt sợi vải, không phải là tên của một loại sợi. Và vải Cotton Sateen chính là vải Cotton thuần túy.
Vải Cotton Sateen được làm từ sợi bông Cotton, có nguồn gốc tự nhiên, hút ẩm tốt nên thường được sử dụng trong các sản phẩm may mặc và phòng ngủ.
Sateen là một cách dệt mà một sợi ngang sẽ được sắp xếp nằm dưới 1 sợi dọc, sau đó nằm trên 4 sợi dọc tiếp theo trước khi luồn xuống dưới sợi dọc khác. Cách dệt này có ưu điểm là tạo ra ít mối tiếp xúc giữa sợi ngang và dọc, giúp bề mặt vải láng hơn.
Khác biệt hay không là ở cách mà các nhà sản xuất xử lý sợi vải bằng kỹ thuật, công nghệ của họ mà cho ra những sản phẩm có chất lượng khác nhau.
Cotton lụa
Cotton lụa
Cotton lụa là sự kết hợp giữa chất liệu Cotton thiên nhiên và sợi tơ tằm.
Vải Cotton lụa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về kĩ thuật, tỉ lệ về thành phần. 90% Cotton và 10% lụa dùng may áo sơ mi tạo ra cảm giác mát, nhẹ, mịn,… giúp người dùng cảm nhận được sự thoải mái khi mặc trên người.
Lụa là một chất liệu cao cấp và bên cạnh đó là sự kết hợp với Cotton thích hợp để tạo ra những sản phẩm thời trang sang trọng có độ bền và thấm hút cao.
Cotton Borip
Cotton Borip
Là loại vải được dệt từ 100% sợi Cotton, có độ co giãn lớn. Bằng mắt thường khi nhìn vào mặt vải thì sẽ thấy sợi vải được dệt giống như kiểu đan áo len.
Vải Cotton Borip nổi bật với đặc tính hồi phục tốt sau khi đã bị kéo căng vì thế nó có thể ôm lấy cơ thể, có tác dụng làm nổi bật hình dáng, cũng như đường cong của cơ thể. Loại vải này thường được dùng để may các loại váy đầm ôm sát cơ thể, bo cổ, bo tay, bo lai,…
Cotton pha Spandex
Cotton pha Spandex
Sự pha trộn giữa spandex và Cotton tạo ra loại vải được gọi là Cotton Spandex.
Spandex là một loại sợi nhân còn có tên gọi khác là Lycra hoặc Elastane với độ đàn hồi tuyệt vời.
Vì vậy, vải Cotton Spandex có đặc tính của cả 2 chất liệu này như: khả năng co giãn, thấm hút nhanh, mềm nhẹ,… thích hợp để may áo phông, áo sơ mi co giãn.
Cotton nhung
Cotton nhung
Là sự kết hợp giữa sợi Cotton và sợi nhung tạo nên bề mặt mềm mịn, thoáng mát, ít nhăn, ít xù lông và khó bị phai màu.
Các nhà sản xuất đã pha thêm sợi Spandex vào Cotton nhung để đem đến sự mềm dẻo và co giãn cho vải.
Vải Cotton nhung có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, điều chỉnh thân nhiệt hoàn hảo và làm mát cơ thể cực kỳ nhanh trong những ngày hè nóng nực.
Mức giá thành của loại vải này cũng khá cao so với các loại vải khác, giai đoạn vệ sinh cũng khá cầu kỳ không thuận tiện cho lắm nên nhiều người cũng rất e ngại đối với loại vải Cotton nhung này.
Cotton Ai Cập
Cotton Ai Cập
Là tên gọi chung cho loại Cotton sợi dài có nguồn gốc từ Ai Cập. Cotton sợi dài nổi tiếng là bền và mềm mại hơn hẳn so với Cotton thường, có độ bóng tự nhiên. Cotton sợi dài đã từ lâu được coi là vua của các loại Cotton.
Cotton Ai Cập được người Anh và người Pháp đầu tư rất nhiều tiền của để trồng từ thời nội chiến ở Mỹ. Vải Cotton Ai Cập sở hữu tất cả những ưu điểm nổi bật của vải Cotton như bền, nhẹ, thoáng mát, dễ sử dụng và bảo quản.
Loại vải này thường được sử dụng để làm chăn ga gối có bề mặt bóng tạo cảm giác mát mẻ và đem đến cho người sử dụng những giấc ngủ vô cùng thoải mái và tuyệt vời.
Cotton 100%
Cotton 100%
Là loại vải dùng nguyên liệu 100% sợi bông cùng với một số hoá chất làm cho vải trở nên lâu mục, bền bỉ và mềm mại hơn.
Với khả năng thấm hút tốt và thông thoáng vải 100% Cotton rất phù hợp thời tiết của Việt Nam.
Vải Cotton 100% phổ biến nhất được sử dụng để làm đồ nội thất gia đình vì độ bền cao, mềm mại và dễ chăm sóc. Ngoài ra, loại vải này còn có khả năng chống bụi làm giảm nguy cơ dị ứng da.
Cotton 65/35 (CVC)
Cotton 65/35
Là vải có thành phần 65% Cotton và 35% PE (PolyEster). Đây là loại vải rất thông dụng trong đời sống thường ngày và nó cũng có giá thành tương đối rẻ.
Cotton có ưu điểm như thấm hút mồ hôi, hút ẩm, mềm mại cho da, dễ nhuộm. Còn vải thun PE có ưu điểm như sáng bóng, không nhăn, thoát ẩm tốt. Với sự kết lại sẽ tạo ra loại vải thuận dụng cho người tiêu dùng.
Cotton 35/65 (Tixi)
Cotton 35/65
Là vải có thành phần 35% Cotton và 65% PE (PolyEster). Cũng tương tự như vải Cotton 65/35 nhưng vải Cotton 35/65 sẽ có thành phần PE trội hơn vải sẽ có cảm giác nóng hơn, cứng hơn.
Vải Cotton 35/65 thường được sử dụng làm khăn tắm thông thường trong các khách sạn. Trong vải thường được pha 35% thành phần Cotton để có độ thấm hút nước tốt hơn.
Hướng dẫn cách bảo quản
Với sự phân loại vải Cotton ở trên thì mỗi loại sẽ có những cách bảo quản với công dụng khác nhau. Nhưng dưới đây là những cách bảo quản chung cho tất cả những loại vải Cotton.
- Bạn có thể giặt máy hoặc giặt tay. Nếu bạn giặt máy tôi khuyên bạn hãy ngâm áo quần trong nước bình thường bên ngoài trước khoảng 10-15 để vải có thể thấm nước và nhã bớt ra những chất bẩn làm cho vải được uyển chuyển hơn và sau đó đưa vào máy để giặt.
- Khi bạn có ý định giặt tay thì không nên ngâm trong nước quá lâu sau 12 tiếng, đặc biệt là ngâm với xà phòng sẽ làm cho vải dễ dàng bay màu và nhanh mục vì trong xà phòng thường có chất giặt tẩy.
- Với những loại vải Cotton không màu (màu trắng) thì nên phân loại để giặt riêng không nên giặt chung với những loại vải Cotton có màu vì dễ làm phai màu vào nhau trong quá trình giặt.
- Không nên để chất bẩn bám quá lâu trên vải Cotton (1 tháng) sẽ làm vải bị oxy hóa bởi các tạp chất khác không còn mềm mại và phát huy được những công dụng như lúc ban đầu.
- Không sử dụng chất tẩy rửa quá mạnh vì sẽ làm cho độ bền của vải bị giảm sút rất nhanh và dễ bị mục và rách.
- Phơi quần áo ở nơi thoáng mát đủ để làm bốc hơi nước và tránh ánh nắng trực tiếp đảm bảo độ đàn hồi của vải không làm vải trở nên khô cứng.
Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích về vải Cotton giúp bạn có thể chọn mua cho mình những sản phẩm phù hợp với túi tiền và nhu cầu sử dụng. Bên cạnh đó, có thể bảo quản được những sản phẩm của mình được tốt hơn!
Các bài viết liên quan: